Ở nước ta hiện nay, cùng với sự biến đổi của xã hội thì điều kiện sinh hoạt và làm việc của con người cũng thay đổi. Con người ngày càng ít vận động, làm việc nhiều ở tư thế ngồi lâu, động tác đơn điệu. Đó là nguyên nhân dẫn tới các loại bệnh Cột sống ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Bệnh cột sống gây ra nhiều hệ lụy khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và một số biến chứng nguy hiểm, trong khi đó việc điều trị lại tốn nhiều công sức, tiền của nhưng không đem lại kết quả như mong muốn. Trong các loại bệnh liên quan tới cột sống thì Thoát vị đĩa đệm là dễ mắc phải và điều trị dai dẳng nhất.;.l;,
Ở những người tuổi từ 30 trở lên, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sợi bên ngoài dễ bị rạn nứt, rách. Trên cơ sở đó, nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống, nhân nhày có thể chui qua chỗ rạc vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh, gây ra đau đớn và các biến chứng. Khi đó gọi là thoát vị đĩa đệm và thường chiếm tới 70% đau cột sống lưng.
I- NGUYÊN NHÂN
A- Những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống:
1- Nguyên nhân do chấn thương cột sống .
2- Các tư thế trái, xấu trong sinh hoạt, lao động.
3- Tuổi tác và các bệnh lý cột sống, bẩm sinh hay mắc phải như: gai đôi cột sống, gù, vẹo hoặc thoái hóa cột sống...
4- Cũng có thể do di truyền nếu bố mẹ có đĩa đệm bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
B- Theo y học cổ truyền thì thoát vị đĩa đệm có nguyên nhân sau đây dưới hai thể:
1- Thể can thận hư: chức năng của can thận bị suy yếu, phong hàn, thập, thừa hư xâm nhập vào kinh bàng quang hoặc kinh đởm làm kinh khí bị bế tắc gây đau và hạn chế vận động, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến can thận. Thấp lâu ngày không giải tỏa được sẽ hóa hỏa, mặt khác kinh dân bị thiêu nhưỡng dẫn đến cân cơ bị mềm yếu, teo... thoat vi dia dem doctor100
2- Thể huyết ứ: Do lao động quá sức hoặc vận động trái tư thế, bị chấn thương... gây huyết ứ làm bế tắc kinh lạc, sự lưu thông kinh khí không bình thường, khí huyết lưu thông sẽ gây đau đớn, hạn chế vận động.
II- TRIỆU CHỨNG
- Nổi bật nhất là đau cột sống, đau rễ thần kinh, đau tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài từ 1 - 2 tuần, có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho hoặc vận động có liên quan đến cột sống. Nếu không được điều trị sẽ kéo dài không hạn định.
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ gây đau vùng cột sống cổ, đau vai, đau gáy lan xuống cánh tay.
- Thoát vị đĩa đệm ở cột sống lưng sẽ đau ở sống lưng lan ra theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn.
- Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng dẫn đến đau dây thần kinh tọa.
- Tư thế của người bệnh: ngay lưng hay vẹo về một bên đau để chống lại sự co cứng của cơ, có khi đau quá, bệnh nhân phải nằm bất động trên giường cứng để giảm đau. Khả năng vận động giảm rõ rệt, rất khó thực hiện các động tác: cúi, ngửa, nghiêng, xoay.
- Khi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ảnh hưởng đến tay, bệnh nhân không thể nhấc tay hoặc co, gấp duỗi cánh tay, nếu ở vùng thắt lưng ảnh hưởng đến thần kinh tọa, bệnh nhân không thể nhấc nổi gót chân, mũi chân dần dần xuất hiện teo cơ, chân tê bì, đại tiểu tiện không kiểm soát được.
III - CHẨN ĐOÁN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM:
Trên thực tế, chẩn đoán thoát vị đĩa đệm không phải dễ, thường nhầm với nhiều chứng bệnh khác. Các triệu chứng trên chỉ có tính chất gợi ý.
Chẩn đoán X-quang thông thường không phát hiện được thoát vị đĩa đệm vì bản thân đĩa đệm không cản quang nên không thể nhìn thấy trên phim, cho nên chỉ đánh giá gian tiếp tổn thương bằng hình ảnh hẹp khe đốt sống và vẹo cột sống.
Chẩn đoán chính xác cần phải đến các xét nghiệm hiện đại như: cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ... qua đó sẽ biết được tổn thương, vị trị thoát vị của đĩa đệm vào ống sống và mức độ hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm gây ra.
IV - HẬU QUẢ CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM Thoát vị đĩa đệm để lại những hậu quả và biến chứng nguy hiểm như:
- Có thể bị tàn phế suốt đời do bị chèn ép thủy sống, các dây thần kinh vùng thắt lưng, bị chèn ép gây rồi loại cơ trơn nên không kiểm soát được đại tiểu tiện.
- Ngoài ra bệnh nhân bị teo cơ ở chi nên mất khả năng lao động kèm theo những ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, hạnh phúc và sinh hoạt của người bệnh.
V - PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
a - Điều trị nội khoa bằng các thuốc giảm đau như: Paracetamol, Efferalgon codein; thuốc kháng viêm không steroid như: cerebrex, mobic… thuốc giãn cơ: myfonal hoặc tiêm hydrocrtison vào ngoài màng cứng (nơi có điều kiện vô trùng).
b - Điều trị ngoại khoa: Khi sử dụng các phương pháp điều trị khác không hiệu quả mà xuất hiện biến chứng nguy hiểm thì phải dùng phương pháp phẫu thuật qua da để cắt bỏ đĩa đệm. Tuy nhiên phương pháp này được chỉ định rất hãn hữu.
c - Các phương pháp vật lý trị liệu:
- Tác động cột sống làm giãn các mầm cột sống nhằm dịch chuyển đĩa đệm dịch chuyển về vị trí bình thường.
- Kéo dãn cột sống.
- Mang dụng cụ đai lưng để giảm tác động lên đĩa đệm.
- Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, thủy châm.
- Chiếu tia hồng ngoại, laser, sóng ngắn, từ trường,…
d- Phương pháp tự chữa thoát vị đĩa đệm với DOCTOR100
VI- PHƯƠNG PHÁP TỰ CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM VỚI DOCTOR100
Đây là phương pháp trị liệu tổng hợp của nắn chỉnh lệch vẹo cột sống Yumeiho Nhật Bản, xoa bóp, bấm huyệt của Y học phương Đông và tác động vào các điểm phản xạ gan bàn chân. Bệnh nhân thao tác trên con lăn cột sống DOCTOR100 với hướng dẫn của chuyên viên, bác sĩ tại trung tâm và các bệnh viện ứng dụng thành công phương pháp DOCTOR100 trong điều trị và kiểm soát đau cột sống.
Phương pháp này sẽ tác động lên gân, cơ, xương, khớp, thần kinh giao cảm, đối giao cảm, huyệt vị ở lưng, vai, gáy, chi dưới và ở bụng bệnh nhân tạo ra một phản ứng liên hoàn cùng một lúc với diện rộng, có tác dụng điều trị tốt với thoát vị đĩa đệm.
* Cơ chế hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm của DOCTOR100: DOCTOR100 sử dụng chính trọng lượng cơ thể để lăn, day, tỳ, đè trên con lăn giúp:
- Nắn chỉnh lệch vẹo, kéo giãn cột sống một cách tự nhiên, cân bằng lại mọi tư thế sai của cột sống
- Tự xoa bóp bấm huyệt trên diện rộng và cùng một lúc nhờ các núm massage cao su y tế như những đầu ngón tay của bác sĩ
Giải phóng sự chèn ép lên rễ thần kinh xuất phát từ tủy sống, khai thông khí huyết, phục hồi chức năng cột sống.
- DOCTOR100 giúp cột sống được kéo giãn một cách tự nhiên, làm dẻo dai và phục hồi các tổn thương đĩa đệm, cột sống.
Việc kéo giãn cột sống một cách tự nhiên sẽ trả lại khoảng không cho khoang đốt, giải phóng sự chèn ép vào các rễ dây thần kinh, mở đường cho nhân nhầy quay về vị trí cũ, khôi phục lại cân bằng lực cơ của các hệ thống dây chằng. Ngoài ra còn có tác dụng lâm sàng giảm đau, do giãn cơ, giảm áp lực nội đĩa đệm, giải phóng chèn ép thần kinh. Tăng dần vận động của cột sống, khôi phục vị trí đĩa đệm, giảm các di chứng.
- Khi DOCTOR100 được đặt dưới cột sống bị lệch vẹo, trọng lượng cơ thể đè lên mặt phẳng con lăn với các tác động lăn, day, tì, đè, di chuyển tạo nên sự cân bằng, tự nắn chỉnh lệch vẹo xương hông, cột sống về vị trí cân bằng vốn có của nó. Sự tác động này được giải phóng các chèn ép, làm cho khí huyết lưu thông, cân bằng âm dương, phục hồi chức năng hoạt động cột sống và của cơ thể. Đó chính là cơ chế tác động của liệu pháp Yumeiho Nhật Bản giải phóng sự chèn ép và phục hồi chức năng đĩa đệm và cột sống.
- Cơ chế tự xoa bóp bấm huyệt, mát-xa trên hệ kinh lạc và tác động các điểm phản xạ gan bàn chân trên con lăn, giúp khí huyết lưu thông, âm dương cân bằng, tăng cường chức năng của các cơ quan phủ tạng, sức khỏe được gia tăng, các tổn thương và bệnh lý liên quan tới cột sống được cải thiện nhanh hơn.
Tập DOCTOR100 phần lưng, hông, chi dưới có tác dụng tự xoa bóp bấm huyệt vùng cột sống thắt lưng, tác động vào các điểm đau cột sống (các huyệt thuộc mạch Đốc trên gai đốt sống), các điểm đau cạnh sống (là các du huyệt thuộc kinh Bàng quang), các điểm đau chạy dọc đường đi của dây thần kinh hông to (các huyệt thuộc kinh Bàng quang) và thần kinh tọa. Tác động đồng loạt tới các huyệt quan trọng vùng lưng và liên quan, thúc đẩy công năng của can thận và các chức năng phủ tạng bao gồm : thận du, bàng quang du, đại tràng du, tam tiêu du, mệnh môn, yêu dương quan, hoa đà giáp tích, ….
Phương pháp DOCTOR100 có tác động rộng và đồng loạt lên gân, cơ, xương, khớp, thần kinh đặc biệt ở phần mặt sau cơ thể, nắn chỉnh lệch vẹo xương hông, cột sống, giải phóng sự chèn ép của cột sống, giải phóng sự chèn ép thần kinh. Hệ thống huyệt đạo được khai thông, giúp thúc đẩy khí huyết lưu thông, tăng cường chức năng các cơ quan phủ tạng.
Đồng thời, đĩa đệm, cơ, xương, khớp được kích thích và nuôi dưỡng tốt hơn giúp phục hồi và tăng cường chức năng đem lại các tác dụng tích cực đối với điều trị cột sống và các bệnh cơ xương khớp, nhất là giúp phục hồi thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm.